Pad chà sàn là một trong những phụ kiện nhỏ nhưng rất quan trọng với tất cả các loại máy chà sàn, từ máy chà sàn đơn, máy chà sàn liên hợp, máy chà sàn nhà xưởng đến máy chà sàn ngồi lái. Hãy cùng Kanozen tìm hiểu về cách chọn mua và sử dụng phụ kiện máy chà sàn cực kỳ thú vị này nhé.
Khi tìm hiểu về thị trường máy vệ sinh công nghiệp hiện đại, máy chà sàn luôn là loại máy không thể không nhắc đến. Để máy vận hành ổn định và hiệu quả, chúng ta cần phải có Pad chà sàn. Nhưng:
Pad chà sàn hay còn có tên gọi khác là phớt đánh sàn công nghiệp, được thiết kế như một miếng cước ép chặt hình tròn có độ nhám và mịn rất khác nhau. Phụ kiện này được gắn trên mâm gai gắn pad của may cha san cong nghiep
Thông thường, những loại máy chà sàn có tốc độ quay thấp (từ 175-600 vòng/ phút) sẽ được gắn Pad chà sàn. Trong một số trường hợp nhất định, Pad chà sàn cũng được gắn vào các thiết bị tự động.
Pad chà sàn có tác dụng hỗ trợ máy chà sàn để chà vệ sinh hoặc đánh bóng nền sàn đá, gỗ, nhựa,vinyl... rất nhanh chóng và hiệu quả. Vì vậy, với các vết bẩn cứng đầu, gỉ sét, ố vàng ... sử dụng Pad chà sàn sẽ tiết kiệm tối đa quá trình chà rửa sàn.
Ngoài ra, Pad chà sàn còn là phụ kiện không thể thiếu trong quá trình đánh bóng sàn. Sử dụng Pad chà sẽ tăng hiệu quả đánh bóng và bảo vệ sàn tốt hơn.
Pad chà sàn dùng cho máy chà sàn đơn sẽ có kích thước nhỏ hơn so với Pad dùng cho máy chà sàn liên hợp. Đa số Pad máy chà sàn sẽ có đường kính từ 16 inch cho đến 20 inch, độ dày từ 4 Cm đến 7 Cm. Tùy theo loại máy sử dụng, tốc độ vòng quay và tính chất công việc chà rửa hay đánh bóng, bảo dưỡng sàn mà ta có có thể sử dụng các loại Pad chà sàn khác nhau, nhưng thường có 3 loại Pad máy chà sàn chính: Pad đen, Pad đỏ và Pad trắng với độ cứng giảm dần.
Để dễ hiểu hơn, ta có thể nhận biết 3 loại Pad chà qua màu sắc. Pad chà sàn màu đen có sợi cước cứng và thô nhất để chà rửa vệ sinh làm sạch sàn . Màu trắng có sợi cước mềm mịn nhất dùng để đánh bóng sàn. Màu đỏ sợi cước dai và tương đối thô để chà rửa vệ sinh làm sạch sàn.
Mỗi loại Pad chà sàn lại có đặc điểm và độ cứng riêng để phù hợp với nhu cầu sử dụng. Vì vậy, để chọn đúng miếng Pad phù hợp chúng ta cần xác định đúng nhu cầu làm sạch. Cụ thể như sau:
Quy tắc đơn giản nhất để làm sạch Pad chà sàn chính là: Làm sạch ngay. Đúng vậy, cần làm sạch ngay vì lúc này vết bẩn chưa “thấm sâu” vào Pad. Mỗi loại Pad cần phải được làm sạch theo những cách cụ thể dựa trên cách mà bạn sử dụng.
Hãy ngâm chúng trong dung dịch làm sạch (không nên đập hoặc dùng tay vò miếng Pad vì sẽ làm hỏng kết cấu ban đầu). Đơn giản hơn, chúng ta chỉ cần sử dụng nước nóng và để Pad dưới vòi nước chảy mạnh cho đất cát, bụi bẩn, hóa chất tẩy rửa ... trôi theo dòng nước ra ngoài. Rửa sạch, treo lên rồi để khô sau mỗi lần sử dụng. Với Pad chà sàn bằng chất liệu sợi tự nhiên thì bạn không cần rửa sạch, chỉ cần dùng bàn chải chải nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn, sau đó treo lên để sử dụng cho lần tiếp theo.
Tất cả quá trình vệ sinh Pad chà sàn cần làm ngay khi Pad chà còn ẩm, nếu bạn không thể làm sạch Pad chà sàn ngay, hãy đặt miếng Pad vào xô nhựa để chúng vẫn ẩm cho đến khi bạn có thời gian làm sạch Pad.
Để Pad chà sàn dùng được lâu và không nhanh hỏng, bạn nên nhớ một vài mẹo nhỏ sau:
Cả Pad chà sàn và bàn chải xoay của máy chà sàn đều cần làm sạch ngay sau mỗi phiên làm việc. Mặc dù chúng ta có thể sử dụng cả 2 mặt của Pad chà sàn nhưng về cơ bản phụ kiện này vẫn có tuổi thọ giới hạn. Độ bền của Pad chà sẽ phù thuộc vào rất nhiều yếu tố như độ bẩn của sàn nhà, mức độ sử dụng thường xuyên, độ chắc chắn của Pad và tốc độ vận hành của may cha san.
Để nhận biết khi nào cần thay Pad chà sàn mới, chúng ta chỉ cần quan sát hiệu quả làm sạch và đánh bóng của phụ kiện này. Hãy thay ngay Pad mới khi Pad mất hiệu quả trong việc làm sạch. Thông thường, khi nó đã mất khoảng 50% trọng lượng và độ dày ban đầu, Pad chà sàn cần phải được thay thế.
Kanozen Việt Nam